Là nhân viên kinh doanh, anh Nguyễn Phú Vinh quyết định bỏ việc để đi nuôi ốc bươu đen thuần tự nhiên với doanh thu từ 120-170 triệu đồng/tháng.

Sáng một ngày tháng 10, anh Nguyễn Phú Vinh (32 tuổi, ngụ phường 9, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) chạy xe máy hơn 20km vượt qua cầu Mỹ Thuận sang huyện Cái Bè (Tiền Giang) để thăm trang trại ốc bươu rộng 6.000m2 của mình và người bạn hợp tác nuôi.

Trang trại ốc bươu của anh và người bạn nằm sâu trong vườn cây ăn trái. 6.000m2 đất này trước kia trồng cây ăn quả như xoài, mít nay đã “thay áo mới” bởi những con ốc bươu đen.

Vừa dẫn chúng tôi đi thăm quan trang trại, chàng trai này vừa kể lại câu chuyện gây dựng mô hình ốc bươu cho thu nhập khá.
nuoi oc 2.jpgAnh Nguyễn Phú Vinh với mô hình nuôi ốc bươu thuần tự nhiên.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sinh ra trong gia đình có 3 người con, anh Vinh là con giữa. Cha mẹ anh không ai làm nông nghiệp. Học xong, anh Vinh làm nhân viên kinh doanh cho một công ty với mức lương hơn 10 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, với suy nghĩ dù có thu nhập ổn định cũng là đi làm thuê, chàng trai quê Vĩnh Long trăn trở nhiều đêm tìm cách để có thể làm chủ sản phẩm của chính mình.

Hướng đi mở ra khi anh Vinh đọc được những mô hình trang trại nuôi ốc bươu cho thu nhập khá. Sau một thời gian suy nghĩ, anh thấy nuôi ốc bươu là khả quan nhất, bởi con ốc rất quen thuộc với người dân miền Tây, song loại ốc này trong tự nhiên dần ít đi, trong khi nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn.

Khi đó, người thân không phản đối, nhưng vẫn đóng góp ý kiến.

“Ba mẹ lo sợ vì khi đó mô hình nuôi ốc còn mới, vấn đề kỹ thuật nuôi, đầu ra hay ở địa phương chưa có ai nuôi ốc thành công… Nhưng với sự quyết tâm, tôi vẫn chọn khởi nghiệp bằng nuôi ốc”, anh Vinh chia sẻ về việc mình muốn làm điều khác biệt hẳn với nhiều thanh niên cùng trang lứa.
nuoi oc.jpgAo nuôi ốc được anh Vinh thả đầy bèo.
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Năm 2019, anh bắt đầu thả nuôi với diện tích ao khoảng 2.000m2, mật độ 150 con/m2.

Ban đầu, do chưa có kinh nghiệm nên ốc bươu bị hao hụt rất nhiều. “Khủng hoảng nhất là quãng thời gian thấy ốc bị chết la liệt trong ao. Sau khi tìm hiểu tôi mới biết do trước khi thả nuôi, mình xử lý ao chưa đúng kỹ thuật”, anh Vinh nhớ lại.

Chán nản, mệt mỏi nhưng không bỏ cuộc, anh Vinh nghĩ mình đã đầu tư tiền và công sức như vậy rồi, kể cả thất bại vẫn phải rút kinh nghiệm để làm lại từ đầu. “Mỗi lần thất bại tôi đều tự đặt câu hỏi ‘tại sao’ để tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện mô hình nuôi ốc”, anh nói.

Anh Vinh chọn mô hình nuôi ốc trong ao tự nhiên, không dùng thức ăn công nghiệp. “Trong ao nuôi, tôi thả bèo, trồng bông súng kết hợp với thức ăn thiên nhiên như: bầu, mướp, mít, ổi… nguồn nguyên liệu sẵn có tại vườn”, anh cho hay.
nuoi oc 9.jpgỐc bươu được thu hoạch từ trang trại của anh Vinh.
nuoi oc 3.jpgMỗi buổi sáng, anh Vinh sẽ đi thu trứng ốc.
oc gac bep.jpgAnh còn có 1 cửa hàng chuyên bán ốc gác bếp
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ốc từ khi thả nuôi đến thu hoạch bán thương phẩm mất khoảng 4 tháng rưỡi, trọng lượng 30-35 con/kg; còn ốc để sinh sản mất khoảng 5-5,5 tháng.

Anh Vinh cho hay, với diện tích ao 6.000m2, anh chỉ nuôi ốc bố mẹ đẻ trứng bán ra thị trường. “Hiện tại, trứng ốc tôi bán 500.000 đồng/kg; ốc giống (dưới 10.000 con/kg) thì giá 250 đồng/con. Trứng ốc khi nở thành con mất từ 13-17 ngày. Mỗi tháng, tôi có doanh thu từ 120-170 triệu đồng từ bán trứng và ốc giống”, anh tiết lộ.

Anh đang đầu tư rất nhiều cho con giống và chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật nuôi ốc bươu, liên kết với nhiều nông dân khác. Đến nay, chàng trai này đã liên kết với khoảng 200 người cùng sản xuất, cung ứng ốc thương phẩm, trứng, con giống ra thị trường.

Bên cạnh đó, anh còn ra mắt sản phẩm ốc lác gác bếp. “Sắp tới, tôi sẽ lập trang trại chuyên nuôi ốc lác đồng với quy mô lớn”, anh Vinh kể về dự định sắp tới.

Bị gia đình phản đối vẫn quyết nuôi con vật lạ, chàng trai lãi bộn tiềnChàng trai ở miền Tây tiên phong nuôi hươu, loài động vật còn xa lạ với nhiều người, không ngờ thu lãi bộn tiền.