Thuận được bạn bè gọi là ‘chim cánh cụt’ vì đôi chân và cánh tay phải bị cụt, tay trái chỉ có 4 ngón. Cơ thể khuyết tật nhưng em luôn nỗ lực vượt khó trong học tập.
“Chim cánh cụt” là tên mà bạn bè thường gọi Phan Quốc Thuận (17 tuổi, ngụ xã Vĩnh Mỹ B, H.Hòa Bình, Bạc Liêu). Từ lúc chào đời, cơ thể của Thuận bị khuyết tật bẩm sinh. Đôi chân và cánh tay phải bị cụt, tay trái chỉ có 4 ngón nhưng 2 ngón đã bị đơ, co quắp…
Do cơ thể khiếm khuyết Thuận rất nỗ lực, vượt khó trong học tập
THANH VÂN
”Chim cánh cụt” ao ước có chiếc xe 3 bánh để tự đi học
Không chỉ kém may mắn về cơ thể, hoàn cảnh gia đình của Thuận cũng vô cùng khốn khó. Song, bằng ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, em luôn đạt kết quả tốt trong học tập.
” />
CORON- A 4k Aerial Film of the Philippines
00:00
01:43 / 01:54
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player
QUẢNG CÁO
Thuận hiện là học sinh lớp 11D3 Trường THPT Lê Thị Riêng (H.Hòa Bình). Nhiều năm qua, em luôn ước mơ có được chiếc xe 3 bánh để tự đến trường, nhưng nay vẫn chưa thực hiện được. Bên cạnh khó khăn trong sinh hoạt, đi đứng, quá trình học tập, việc ghi chép bài của Thuận cũng không dễ dàng bởi bàn tay trái chỉ có 4 ngón nhưng chỉ có 2 ngón cử động bình thường. Lúc tập tành viết chữ, Thuận phải luyện tập nắn nót cả tháng trời mới giống hình hài một chữ cái. Khó khăn là vậy nhưng 11 năm qua, Thuận chưa bao giờ chùn bước trên hành trình đi tìm tri thức.
Do cụt một phần đôi chân, việc đi học của Thuận rất khó khăn, vất vả
THANH VÂN
Đến Trường THPT Lê Thị Riêng, hỏi thăm Phan Quốc Thuận, hầu như thầy cô và học sinh đều biết đến. Đó là chú “chim cánh cụt” có tinh thần hiếu học, cùng nghị lực vươn lên trong cuộc sống, luôn hòa đồng, cần cù, chịu khó nên thầy cô, bạn bè ai ai cũng quý mến.
Thuận chia sẻ, lúc nhỏ em rất buồn và tủi thân khi thấy mình không được lành lặn như bao bạn bè khác. Cũng có không ít bạn học thời tiểu học gọi em là cậu bé “chim cánh cụt”. Những lúc bạn gọi như thế, em rất buồn và mặc cảm. Tuy nhiên, chính những câu chọc ghẹo ấy đã thôi thúc cậu học trò khiếm khuyết về cơ thể đã hun đúc ý chí, nghị lực vươn lên để luôn đạt kết quả tốt trong học tập.
Thuận làm bài trên lớp cùng các bạn
THANH VÂN
“Hồi nhỏ em chưa hiểu nhiều nên thường hay buồn khi nghĩ tới tương lai. Em sợ làm gánh nặng cho cha mẹ. Thế nhưng, càng lớn lên, được đi học, những suy nghĩ buồn bã trong em dần xóa mờ, được thay thế bằng sự cố gắng, nỗ lực mỗi ngày. Em ý thức được sự khiếm khuyết trên cơ thể của mình khi trưởng thành sẽ không thể kiếm tiền bằng lao động chân tay. Vì vậy, em tự nhắc mình phải cố gắng học tập để hết lớp 12 có thể đi học cao đẳng, hay đại học ngành công nghệ thông tin”, Thuận ao ước.
Dù hoàn cảnh khó khăn, cơ thể khiếm khuyết nhưng Thuận luôn nỗ lực đạt kết quả tốt trong học tập
THANH VÂN
Thuận chia sẻ, em đi lại khó khăn, chỉ còn một bàn tay nhưng cũng không trọn vẹn nên em nghĩ mình chỉ có thể học được ngành công nghệ thông tin để làm việc được trên máy tính. Em cũng tranh thủ những giờ học tin học em tìm hiểu và tập gõ bàn phím bằng cùi chỏ tay và các ngón tay còn lại.
Gia đình trong khu nghĩa địa
Cô Trương Tuyết Bạc, giáo viên dạy môn ngữ văn của Thuận, cho biết qua tìm hiểu về quá trình học tập và hoàn cảnh khó khăn của em, nhà trường luôn có sự quan tâm, tạo điều kiện để em đến trường. “Điều đáng quý ở Thuận là tinh thần lạc quan, sự chăm chỉ trong học tập. Em hòa đồng với bạn bè và tích cực phát biểu, làm bài tập. Tôi cũng mong, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm biết được hoàn cảnh và tiếp sức cùng gia đình để em thêm vững bước đến trường, có được tương lai tươi sáng hơn.
Thuận được cha hoặc mẹ đưa rước đến trường, mỗi lần leo lên xe vô cùng khó khăn đối với em
THANH VÂN
Hoàn cảnh gia đình của cha mẹ Thuận vô cùng khó khăn. Nhà ở trong khu nghĩa địa hoang vu. Căn nhà do ông bà nội của Thuận để lại, được xây dựng trên phần đất nghĩa địa bị bỏ hoang.
Ông Phan Văn Tấn (58 tuổi, cha của Thuận) chia sẻ, vợ chồng ông có 6 người con. Các anh, chị lớn của Thuận đã lập gia đình và đi làm công nhân, cuộc sống cũng khó khăn nên ít phụ giúp được gì cho gia đình. Thuận còn có một người em út, 14 tuổi, đang học nghề sửa xe honda. Ông Tấn làm nghề thợ hồ, chủ yếu nhận xây mộ trong khu nghĩa địa gần nhà. Vợ ông nhận làm vệ sinh, sơn sửa mồ mả trong nghĩa địa nên nguồn thu nhập chỉ đủ trang trải qua ngày.
Ông Phan Văn Tấn (cha của Thuận), nhận xây mộ gần nhà
THANH VÂN
“Công việc của vợ chồng tôi bấp bênh, ngày có ngày không, phải tiết kiệm lắm mới đủ sống. Tội nghiệp thằng Thuận, nó ao ước có được chiếc xe 3 bánh để tự đi học, vì sợ cha mẹ đi làm rồi còn đưa rước ngày mấy bận nữa. Với lại có chiếc xe để năm sau có đi học cao đẳng, đại học ở xa cháu tự đi chứ vợ chồng tôi không đi theo lo được cho con. Nhưng mà mình làm không có dư được thì làm sao mà mua được chiếc xe cho con. Tôi thấy tủi phận lắm”, ông Tấn không kiềm được nước mắt.
Nhà của gia đình Thuận ở phía trong khu nghĩa địa của địa phương
THANH VÂN
Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình, cậu bé ”chim cánh cụt” Phan Quốc Thuận luôn ước mơ có được chiếc xe 3 bánh để tự đến trường, có máy tính để học tin học. Vì vậy, sự quan tâm, chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm hết sức có ý nghĩa, tiếp thêm điều kiện và động lực để cậu học trò kém may mắn vượt qua nghịch cảnh, có được tương lai tốt đẹp hơn.
Mọi sự giúp đỡ, xin bạn đọc gửi về Báo Thanh Niên theo thông tin sau: Chủ tài khoản: Báo Thanh Niên. Số tài khoản : 10006868 – Ngân hàng Eximbank – chi nhánh Sài Gòn. Nội dung ghi: Giúp đỡ em Phan Quốc Thuận; hoặc Báo Thanh Niên sẽ nhận trực tiếp tại tòa soạn, các văn phòng đại diện trong cả nước. Chúng tôi sẽ chuyển đến gia đình em Phan Quốc Thuận trong thời gian sớm nhất.