GS. Võ Tòng Xuân từng đề xuất không ăn Tết ta từ năm 2006 và sau 14 năm, ông vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.

Trao đổi với báo Thanh Niên, GS. Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ – cho rằng còn giữ việc ăn Tết cổ truyền thì đất nước còn nghèo.

GS. Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta: Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi - Hình 1
GS. Võ Tòng Xuân.

“Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi”

Ông nói: “Ở Việt Nam ta, đã ăn tết Tây, ngày 31/12/2019 vừa rồi, tôi thấy nhiều nơi đốt pháo hoa, đếm ngược, làm lễ tất niên đón năm mới tưng bừng, như thế là ăn tết Tây rất lớn rồi. Rồi tới tết ta, mọi tục lệ lại tiếp tục, như thế rất tốn kém.

Tết ta tính ra đúng là từ ngày 30 tết tới hết ngày mùng 3, nhưng cứ để ý thì người dân Việt Nam đã ăn tết ta từ sau rằm tháng chạp (15/12). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì người ta cũng nói “thôi lo ăn tết đã”. Và người ta ăn tết ít nhất sau rằm tháng giêng.

Tôi ủng hộ chủ trương là, mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi. Thích cổ truyền, rồi tâm linh, thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ cái nghèo. Càng nghèo lại càng thích ăn nhậu.”

GS. Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta: Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi - Hình 2
Còn ăn tết ta, đất nước còn nghèo nữa? Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, GS. Võ Tòng Xuân cũng cho rằng cái tâm với ông bà, bố mẹ đâu nhất thiết phải thể hiện trong 3 ngày Tết. Con cháu có thời gian thì thu xếp thăm hỏi ông bà, bố mẹ, chứ không nhất thiết phải cái gì cũng đợi đến Tết cổ truyền mới thực hiện.

“Giàu hay nghèo của đất nước nhất định không phải ở chỗ do ăn Tết ta”

“Giáo sư quá cực đoan! Giàu hay nghèo của đất nước nhất định không phải ở chỗ do ăn tết ta! Văn hoá và tâm hồn dân tộc có khi còn giá trị gấp trăm/ngàn lần cái vật chất thu được trong cuộc hiện sinh trên cõi đời này!” – Nguyenhuy Vl phản đối.

“Ủa nghèo là nghèo, ăn Tết thì liên quan gì tới cái nghèo, ai kêu xài phung phí rồi la làng, Tết là để nghỉ ngơi, sum vầy, cả năm làm tối mặt mà không cho nghỉ Tết nữa hả chời, vừa phải thôi nhé.” – Jade Trần bày tỏ.

“Vậy thì ông và gia đình tổ chức ăn Tết tây, đừng ăn Tết ta nữa. Đâu ai cấm. Còn mọi người ăn Tết ta thì cũng đâu ảnh hưởng gì đến ông. Chỉ cần treo tấm biển trước cửa “gia đình tôi đã ăn Tết sớm” thì sẽ không bị ai làm phiền.” – Nguyễn Hùng chia sẻ quan điểm.

“Tết cổ tuyền là nét văn hoa của người Việt từ lâu rồi bởi vậy không nên bỏ.” – Thi Nga.

GS. Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta: Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi - Hình 3

GS. Võ Tòng Xuân đề xuất bỏ Tết ta: Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi - Hình 4
Ý kiến phản đối từ cư dân mạng. Nguồn ảnh: Internet

Có thể thấy rằng mỗi người mỗi quan điểm, ai cũng có cái lý của họ và GS. Võ Tòng Xuân hay các độc giả ở trên cũng vậy. Còn bạn, bạn đồng tình hay phản đối việc bỏ ăn Tết ta? Cùng chia sẻ ý kiến với mạng xã hội Oh!man nhé! * Bài viết tổng hợp bình luận từ cộng đồng mạng

GS. Võ Tòng Xuân là ai?

GS. Võ Tòng Xuân (SN 1940 tại An Giang) là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông hiện là hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ.

Là người con miền Tây chân chất, thật thà, phóng khoáng, GS. Võ Tòng Sơn rất thẳng thắn và táo bạo trong việc bày tỏ quan điểm của bản thân. Ông không ngại đứng lên để bảo vệ lợi ích của người dân đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông từng được Nhà nước công nhận là Anh hùng Lao động khi dành rất nhiều tâm huyết với nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp, giúp đỡ bà con nông dân phát triển kinh tế.

Năm 2006, ông từng đề xuất bỏ Tết ta, chỉ ăn Tết tây và gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận. Đến nay, dù đã gần 14 năm trôi qua nhưng GS. Võ Tòng Xuân vẫn kiên định với đề xuất của mình.

Theo ohman.vn

https://ohman.vn/gs-vo-tong-xuan-de-xuat-bo-tet-ta-thich-co-truyen-thi-cu-ngheo-mai-59142.html?fbclid=IwAR2hejUCzyIDc4WEf5xVDoewmsYcdwWviHM_zTx6aQOWjdpZ2qPeNZYIflM