Theo Nhịp sống Việt, tổ chức Y tế Thế giới WHO nói rằng, UT là nguyên nhân gây tử vong nhiều số 2 trên toàn cầu. Ước tính có khoảng 9,6 triệu ca mất vì các loại b: ệnh UT vào năm 2018. Căn bệnh này tạo ra gánh nặng về cảm xúc, thể chất, tài chính cho các cá nhân, gia đình, cộng đồng và các cơ quan y tế…

Tuy nhiên, hầu hết các bệnh UT đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Điều đáng buồn rằng, không phải lúc nào bệnh UT cũng “lên tiếng” rõ ràng, nhiều khi chúng âm thầm phát triển, phát ra các tín hiệu vô cùng dễ nhầm lẫn, khiến nhiều bệnh nhân UT bỏ qua giai đoạn vàng chữa bệnh.

Cách để nhận biết UT rõ ràng nhất đó là quan sát các thói quen sống hàng ngày. Trong đó, ăn cơm và uống nước và hai hành động cơ bản nhất để duy trì sự sống.

Sau mỗi lần uống nước, nếu bạn nhận ra mình có 4 dấu hiệu bất thường này thì nên lưu ý bởi có thể rất nhiều tế bào UT đang phát triển trong cơ thể:

1. Cảm thấy đắng miệng khi uống nước

Khi uống nước, phần lớn chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, đã cơn khát. Nhưng nếu suốt một thời gian dài bạn đều cảm thấy đắng miệng khi uống nước thì hãy coi chừng mình đã mắc các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật…

Không những vậy, miệng đắng còn là dấu hiệu của bệnh UT . Theo các chuyên gia, bệnh nhân UT thường bị mất cảm giác với đồ ngọt và đồ đắng. Lý do đến từ sự thay đổi thành phần trong nước bọt và trở ngại tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi của bệnh nhân.



Bệnh nhân UT thường bị mất cảm giác với đồ ngọt và đồ đắng.

Ngoài miệng đắng, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sút cân liên tục, xuất hiện hạch bạch huyết, sốt cao… thì cần phải đi khám ung thư càng sớm càng tốt.

2. Cảm thấy khó nuốt khi uống nước

Nước là chất lỏng dễ nuốt nhưng nếu bạn cảm thấy khó nuốt, thậm chí còn gây ra nôn mửa nếu cố uống nước thì coi chừng đó là triệu chứng của bệnh UT  thực quản.

Khó nuốt là thuật ngữ chỉ tình trạng khó khăn khi thực hiện hành động nuốt thức ăn, nước uống ở người bệnh. Bệnh nhân mắc UT thực quản giai đoạn nặng thường sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ mọi thức ăn. Thậm chí nuốt nước bọt cũng làm bệnh nhân cảm thấy đau và khó thực hiện.

Khó nuốt là thuật ngữ chỉ tình trạng khó khăn khi thực hiện hành động nuốt thức ăn, nước uống ở người bệnh.

Chứng khó nuốt trong UT thực quản cũng khá giống với các bệnh lý khác nên người bệnh thường dễ chủ quan, khiến bệnh tiến triển nặng. Ngoài dấu hiệu khó nuốt, bạn còn cảm thấy khan tiếng, nôn ói liên tục, ợ nóng, sụt cân nhanh, thường xuyên đau họng, cổ họng rát, ho ra m: áu… thì nên đi khám UT khẩn cấp.

3. Sau khi uống vẫn cảm thấy có dị vật trong cổ họng

Sau khi nuốt thức ăn hoặc uống nước, nếu bạn cảm thấy trong cổ họng vẫn còn vướng lại thứ gì đó chưa trôi hết… nhiều lần lặp lại thì chắc chắn thực quản đang bị tổn thương nghiêm trọng.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân mắc UT  thực quản ngay cả khi đã nuốt trôi mọi thứ, họ vẫn cảm thấy sự hiện diện của dị vật nằm trong cổ. Và chính ngay vị trí khó chịu đó cũng là nơi mà thực quản bị tổn thương, dần dần các khối u sẽ phát triển ngay tại đó.

4. Khi nuốt sờ thấy có khối u ở cổ

Khi chúng ta uống nước và nuốt chúng, phần thanh quản sẽ có xu hướng hơi lộ ra phía trước. Điều này giúp chúng ta có thể quan sát rõ hơn về hình dạng của tuyến giáp, nhận ra rất nhanh được những bất thường nếu UT tuyến giáp xuất hiện.

Nhờ uống nước, bạn có thể tự kiểm tra tuyến giáp.

Cụ thể: Trong quá trình nuốt, nếu bạn nhận thấy có khối u hay vật lồi lên ở cổ. Khi dùng tay chạm vào bạn nhận thấy đó là những nốt sưng hình tròn, bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra cụ thể.