Nhìn dáng vẻ nhỏ nhắn của chị Nguyễn Phương (SN 1987), ít ai nghĩ bà mẹ 2 con tới từ Phù Cát, Bình Định lại sống cùng nghiệp ôm vô lăng xe đầu kéo đã hơn 3 năm.

Sinh ra phận “liễu yếu đào tơ” nhưng chị Phương lại dấn thân theo đuổi nghề mạnh mẽ mà ngay cả nhiều trai tráng còn lắc đầu ngán ngẩm. Đặc biệt hơn, nữ tài xế quê đất võ còn khiến nhiều người ngạc nhiên khi xuất sắc vượt qua kỳ thi sát hạch, nâng bằng hạng C lên FC ngay từ lần đầu tiên.

3 năm cầm vô lăng thay chồng

Tốt nghiệp xong lớp 12, chị Phương học tiếp 4 năm đại học chuyên ngành kế toán rồi mới lấy chồng. Ban đầu, chị làm công việc văn thư cho một trường học ở gần nhà. Duyên số khiến chị yêu và gặp gỡ anh Cang (SN 1982, quê Hoài Ân, Bình Định), làm tài xế lái xe 3 chân. Anh Cang thường chở hàng chung mối với ba của chị Phương.

Nhiều lần ghé nhà chơi, anh đem lòng yêu mến, cảm nắng cô thiếu nữ xinh đẹp. Cả hai nhanh chóng kết duyên, về chung một nhà. Sau này, anh Cang dồn tiền đổi qua xe đầu kéo và nhận bốc, chở hàng trái cây từ trong Nam ra cửa khẩu ngoài Bắc.


Chị Phương lái xe đầu kéo đã 3 năm (Ảnh: Xe đầu kéo Vlog)
Thấy công việc văn thư vất vả, lương thấp, anh khuyên vợ nghỉ việc, chỉ cần lo nội trợ. Nhưng ở nhà mãi cũng chán nên năm 2017, chị Phương quyết định học thi bằng lái hạng C.

“Lúc trước ba mình có xe 3 chân, rồi ba đổi qua xe tải 5 tấn. Ban đầu nghĩ học bằng C để lái xe tải sẵn có ở nhà thôi, chứ không nghĩ nâng bằng FC để đi lái chung với anh đâu. Sau này anh hay đi chở hàng, mình ở nhà muốn đi chơi đây đó cho khuây khỏa nên xin anh cho bám theo”, chị Phương cho biết.

Trong những chuyến xe đường trường, chị Phương chăm chú quan sát, theo dõi cách chồng cầm vô lăng. Anh Cang thấy vợ ham học nên dạy chị tập lái thử xe đầu kéo.

“Mình không dám lái đi xa vì bằng C không đủ tiêu chuẩn lái đầu kéo, chỉ dám tập xe ở nhà vậy thôi. Cứ nhìn anh lái rồi qua tập miết.

Nhiều người bảo phụ nữ sao lái nổi. Đúng là chưa thử thì nghĩ nó khó, nhưng nếu đã cầm được vô lăng thì thấy đơn giản hơn nhiều. Chủ yếu cách mình đi số ra sao. Xe đầu kéo thân dài hơn, riêng chuyện de xe (lùi xe) cũng cần nhiều kỹ thuật”, chị Phương cho hay.
Chiếc xe đầu kéo đã đồng hành cùng 2 vợ chồng từ Nam ra Bắc
Có chồng hậu thuẫn, hỗ trợ nên nữ tài xế 36 tuổi không quá lo lắng chuyện thực hành mà chỉ bận tâm việc ôn luyện lý thuyết. Khóa học nâng hạng FC khi đó có khoảng 34-35 người/lớp, trong đó có mình chị Phương là phụ nữ. Thấy có bóng hồng xinh đẹp học lái xe đầu kéo, thầy giáo, bạn học chung khóa đều ngạc nhiên, tò mò. May mắn ngay trong lần đầu tiên, chị Phương đã vượt qua kỳ thi nâng hạng một cách xuất sắc.

“Chạy xe ban đêm thấy ớn lắm”

Sau khi có bằng, tay lái cứng cáp, chị Phương tự tin hỗ trợ chồng công việc thường ngày. Trước đây anh Cang có thêm một tài xế nam đi cùng. Giờ có vợ đồng hành, anh yên tâm nghỉ ngơi, chợp mắt hồi sức, để chị lái thay. Nhiều lần gặp CSGT, ai cũng ngạc nhiên khi thấy người phụ nữ nhỏ bé ngồi trên vô lăng.

“Lúc anh buồn ngủ thì mình thay anh. Còn không anh vẫn cầm lái chính. Vợ chồng đỡ đần nhau cũng bớt vất vả đi phần nào”, chị Phương nói.


Nhan sắc trẻ trung, rạng rỡ của bà mẹ 2 con
Thường những chuyến đi của vợ chồng chị Phương đa phần kéo dài khoảng 10 ngày, nếu hàng bị chậm hay kẹt cửa khẩu thì có thể lâu hơn. Nữ tài xế cao 1m56 không gặp quá nhiều khó khăn trong việc cầm lái. Từ việc đạp ga, đạp côn, chị Phương có thể làm tốt mà không gặp trở ngại gì. Tuy nhiên chị sợ nhất những lúc khuất tầm nhìn, gặp phải các tình huống thấy xe lấn làn, vượt ẩu, giành đường rồi chui vào điểm mù…

“Hoảng nhất là lúc gặp mấy ô tô con chạy sai làn, đi rà rà trước đầu xe. Cứ ưng là tạt, không có tín hiệu gì. Sợ lắm chứ! Nhưng mình là phụ nữ, đâu phải chạy cho cố đâu để rồi xử lý không kịp. Một khi đã cầm vô lăng thì luôn tự nhủ phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu”, chị Phương bày tỏ.

Niềm vui và cũng là động lực ôm vô lăng xe của bà mẹ 2 con là vậy nhưng cũng không hiếm những cực nhọc. Phụ nữ lái xe đường dài sẽ gặp nhiều bất tiện, nhất là chuyện tắm rửa, vệ sinh. Thường ngày chị Phương sẽ đợi tạt vào trạm dừng nghỉ, hoặc đợi ở cây dầu, tranh thủ lo chuyện cá nhân một vài phút. Nhưng vất vả nhất vẫn là những giây phút chị cầm lái thay chồng giữa đêm hôm khuya khoắt.

“Ban đêm, chồng ngủ, mình chạy xe qua mấy đoạn vắng vắng thấy ớn lắm. Cũng có khi bị trộm bình, hút trộm dầu… hoài à. Sáng ra mới biết mất trộm, không bắt kịp kẻ gian”, chị Phương kể.

Rời tay lái là người mẹ đầy nữ tính

Bà mẹ 8X tâm sự, năm 2012, chị sinh bé gái đầu lòng. Năm 2016, khi đang chuẩn bị nộp hồ sơ thi bằng C thì phát hiện đang mang bầu “tập 2”. Sự xuất hiện của hai thiên thần nhỏ khiến cuộc sống vợ chồng chị Phương thêm nhiều niềm vui nhưng cũng lắm nỗi lo toan. Mỗi lần có chuyến hàng phải đi dài ngày, phương tiện duy nhất để chị khỏa lấp nỗi nhớ con là chiếc điện thoại.
Chị Phương dịu dàng, nữ tính khi rời vô lăng
Những ngày lễ, dịp Tết là khoảng thời gian hiếm hoi cả nhà được bên nhau. Mỗi lần sum họp, hai bé kháu khỉnh con chị – đứa học lớp 2, đứa học lớp 6 ríu rít quấn chân mẹ không rời.

“Có ông bà ở nhà chăm cháu, nên hai vợ chồng cũng yên tâm đi làm. Lâu lâu ghé về nhà chơi 1, 2 hôm rồi lại đi. Nhớ con lắm chứ, nhưng cũng tự nhủ thôi thì vì cơm áo gạo tiền, cuộc sống mưu sinh nên khi nào ba mẹ già, không lo được cho cháu nữa thì mình sẽ lại lui về sau.

Phụ nữ chưa chồng chưa con có thể lái xe vì đam mê, còn giờ phận mình lái vì cơm áo gạo tiền. Mình vẫn nên ưu tiên gia đình hơn. Nếu cho chọn lại, chắc sẽ không lựa công việc lái đầu kéo này đâu”, chị Phương cười.

Đối với nữ tài xế 8X, công việc lái xe đủ để trang trải kinh tế nhưng không phải là nguồn thu ổn định. Lúc có hàng, các chuyến đi đều hơn, nhưng khi nào ế hàng, chậm hàng, thì hai vợ chồng bấm bụng ở nhà chơi dài suốt nửa tháng.

Khó khăn nhất là giai đoạn Covid-19 bùng phát, toàn quốc thực hiện lệnh cách ly, phong tỏa. Vợ chồng chị Phương về Bình Định nghỉ suốt 6, 7 tháng, xe đầu kéo bị kẹt lại bãi ở Sài Gòn.

“Công việc cũng lắm rủi ro. Nếu suôn sẻ, mình qua Trung Quốc bỏ hàng không sao. Nhưng có khi kẹt cửa khẩu, nằm lại lâu, hàng lúc ấy không còn đẹp mã nữa. Chi phí phát sinh đều do mình chịu.

Chuyến hàng nào mà gặp trục trặc là sốt ruột lắm. Một phần vì nhớ con nên đâm ra suy nghĩ, thấy buồn và nản. Mình nhiều lần định nghỉ nhưng nghĩ đi nghĩ lại, ở nhà chăm con thì không phụ được chồng, tội anh. Thôi thì trước mắt con cái có ba mẹ hỗ trợ, đến khi nào ba mẹ chưa lo được thì mình làm”, bà mẹ 2 con nói.


Các con là động lực lớn lao của nữ tài xế 36 tuổi
Trên kênh mạng xã hội có hàng chục nghìn lượt theo dõi, chị Phương thường ghi lại những khoảnh khắc thú vị khi cầm lái trên khắp cung đường Bắc – Nam đã đi qua. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ và dành lời khen cho sự can trường, tháo vát của người phụ nữ đất võ.

“Là phụ nữ mà chị chọn nghề ôm vô lăng cực nhọc, nguy hiểm quá! Chúc chị và gia đình thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn tốt lành, thượng lộ bình an” – một tài khoản gửi lời động viên.

Nếu chị Phương có 3 năm lái xe đầu kéo, thì “bóng hồng” dưới đây đã gắn bó với công việc này tới hơn 10 năm. Chị Ngân sống cùng nghiệp ôm vô lăng xe hạng nặng đường dài mà nhiều trai tráng cũng không muốn làm.

Món nợ ân tình

“Chui xuống gầm xe cà số cho khách đi đăng kiểm, mình mẩy đầy dầu nhớt, sình đất… Chạy xe đường dài có lúc giữa đường xe chết máy phải xuống tự kiểm tra xem hết dầu hay rớt cọc bình ắcquy? Nhưng cũng không thiếu những phút thơ mộng được phóng tầm mắt về những cảnh quan đẹp dọc đường lái” – lời tự bạch của chị Lê Thị Kiều Ngân, 34 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM.

Từng điều khiển đủ loại xe hạng siêu trường, siêu nặng, kể cả xe đầu kéo lên tới… 40 tấn bất kể ngày đêm và làm giấy tờ xe cho khách, nhưng nhìn chị Ngân vẫn đầy nữ tính. Ngôi nhà gia đình chị đang thuê ở TP Thủ Đức luôn đầy ắp tiếng cười. Một buổi sáng ngày lễ, thời gian hiếm hoi cả nhà được bên nhau. Hai bé trai kháu khỉnh con chị đứa lên 3, đứa 7 tuổi ríu rít quấn chân mẹ không rời.

Gần một năm nay, “Bà Ngân tài xế Vlog” là tên kênh YouTube mới được mở chức năng kiếm tiền của chị. “Do hâm mộ kênh Bà Tân Vlog nên tui đặt cho vui. Với lại hồi lúc mới làm YouTube, lái đường dài, để cái máy quay trước mặt nói chuyện dọc đường cho đỡ buồn ngủ, lúc nào rảnh coi lại cho vui. Ai ngờ được người ta nhấn chuông quá trời” – chị Ngân vui vẻ kể và mỗi tháng cũng kiếm được vài triệu đồng từ kênh YouTube của mình.

Anh Lê Hồng Phong, chồng thứ hai của chị, kể đoạn đời gian truân của vợ: “Lúc tui gặp bả, tui là trai tân chứ bộ. Tuy lớn hơn bả vài tuổi nhưng tôi thâm niên nghề lái cũng ngang bả chứ mấy.

Có điều tui không ngờ lại có nữ tài xế vừa ốm nhách vừa đen thùi lùi mà ngầu dữ thần. Hồi bả gặp tui, de cái xe thẳng tắp, sắc ngọt như cái mắt liếc tui khi tui chọc bả. Nhưng nhìn vậy chứ dễ xúc động lắm. Mãi sau tui mới biết bả chưa 24 tuổi mà đã góa chồng”.

Chị Ngân, quê Bến Tre, tốt nghiệp ĐH Văn hóa TP.HCM ngành du lịch. Khi còn học năm 2 đại học, chị đã cưới người chồng làm ngành xe tải. Nhờ chồng bao bọc, chị vừa đi học vừa đi làm. “Tôi học lái xe vì vợ chồng cũng dành được ít tiền, định mua xe. Ai dè ông xã bị ung thư, bao nhiêu dự định tan biến khi ổng đi…” – chị Ngân ngậm ngùi nhớ lại.

Chồng mất, chị đã tính bỏ về quê cho yên phận. Nhưng trước khi qua đời, người chồng cũ đã nhờ bạn bè cho Ngân một “chỗ đứng” trong nghề làm giấy tờ xe mới mà trước đó anh làm, chị theo phụ.

Chị Ngân xúc động nhớ lại: “Món nợ ân tình với chồng cũ, mình muốn giữ di nguyện cho ảnh. Vậy là theo luôn đến giờ cũng 10 năm rồi”. Nhưng còn một điều chị không nói ra mà đồng nghiệp đều hiểu là Ngân thích cảm giác mạnh mẽ, tự do sau tay lái đường dài. Cái nghề gió bụi bất kể ngày đêm ngay cả đàn ông không phải ai cũng dám theo đuổi.
Những bóng hồng thích cảm giác mạnh - Kỳ 1: Ngân, nữ tài xế xe đầu kéo hạng nặng - Ảnh 3.Caption

Rời tay lái, chị Ngân lại là mẹ, là vợ đầy nữ tính – Ảnh: LÊ VÂN

Thân gái dặm đường gió bụi thấy mà… ham

Trên kênh YouTube của mình, chị Ngân thường ghi lại những video cảnh đẹp dọc đường lái xe. “Phụ xe” thường theo chị chính là hai cậu con trai nhỏ. Những ngày hè hoặc vào dịp lễ nếu vẫn phải đi giao xe ở tỉnh, chị thường cho hai cậu con trai theo.

Theo mẹ từ khi còn trong bụng bầu, con trai lớn của chị Ngân có thể thuộc làu làu những cung đường đi cùng mẹ. Từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, có khi ra tới Nghệ An, Thanh Hóa, Lạng Sơn…, bé Tony mới 7 tuổi đều nhớ hết những con đèo hay đường hầm lớn nhỏ. Chị Ngân nhớ lại: “Mình mang bầu vẫn đi giao xe.

Có khi dọc đường mấy anh công an giao thông thổi kiểm tra giấy tờ, thấy cái bụng bầu chà bá. Mình tính leo xuống đưa giấy tờ nhưng mấy ảnh bảo thôi cứ ngồi tại chỗ đưa cũng được. Chắc thấy tội hay sao ấy. Tới đứa thứ hai cũng vậy, bầu cũng đi. Mấy ổng còn chọc coi chừng đẻ rớt nha bầu”.

Niềm vui và cũng là động lực ôm vôlăng xe của chị Ngân là vậy nhưng cũng không hiếm những cực nhọc. Đó là khi thân gái giữa đêm hôm khuya khoắt. Chị nhớ lại những cung đường hay ớn lạnh:

“Đi ra mạn ngoài, thường cánh tài xế vẫn rỉ tai nhau phải cẩn thận hết sức. Nào là trộm lúc tài ngủ, bèo thì cái kiếng xe cũng vài triệu, hơn là cái vành xe cả đống tiền. Nhưng quan trọng nhất là bộ hồ sơ làm xe mới. Mất là coi như đền, thù lao bằng cả mấy năm đi làm không đủ”.

Thường thì chị Ngân phải lái tất cả xe lớn nhỏ từ trọng tải vài tấn đến vài chục tấn mà công ty bán cho khách ở tỉnh. Mỗi bộ hồ sơ xe mới nếu bị mất thì phải mấy tháng sau mới làm lại được. Khi đó, chị phải chịu trách nhiệm đưa xe khác có giấy tờ để khách đi tạm cho đến khi làm lại được. Chưa kể cái xe của khách bị “giam” mấy tháng sẽ bị xuống giá…

Đồng nghiệp cũng hay truyền tai nhau về nữ tài xế “chì” hiếm hoi của công ty luôn đỡ những ca khó. “Bà đỡ ca khó là đây. Chị ấy làm việc uy tín, cẩn thận và có lợi thế là có bằng lái xe lưu thông đầy đủ từ B2 đến FC.

Chị có thể đi cả xe nhỏ như xe 4 – 7 chỗ, xe du lịch cho tới đầu kéo, xe container. Bả người miền Tây dễ thương lắm. Có khi anh em kinh doanh còn hay phải nhờ chị giải quyết ca khó như hỗ trợ hồ sơ chứng từ, thuyết phục khách hàng… để họ bỏ qua lỗi chậm trễ” –  anh Trần Thế Tuân, phó giám đốc Công ty TNHH Thế giới xe tải TP.HCM, nói về đồng nghiệp.

Từ ngày có kênh YouTube, chị Ngân vui chia sẻ: Dọc đường lái, đọc được những bình luận động viên của mọi người từ trong nước tới ngoài nước mà ham:

“Cảm ơn em đã cho tôi đi dọc mảnh đất miền Trung thương mến, thân yêu. Cho tôi thấy vẻ đẹp duyên dáng của từng thành phố, từng địa danh, trên rừng, dưới biển, quê hương miền Trung quá đẹp. Về miền Trung miền thùy dương bóng dừa ngàn thông, thuyền ngược xuôi suốt một dòng sông dài”, một người xem ở Úc bình luận.

Hay một anh tài xế đồng nghiệp của chị gắn “tym” trên YouTube kèm bình luận: “Là phụ nữ mà chị chọn nghề ôm vôlăng dặm trường, thấy cũng cực nhọc, nguy hiểm quá! Chúc chị và gia đình thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn tốt lành, thượng lộ bình an nhé. Hành trình dài, cảnh đẹp chạy gần 1.000km kinh thật. Đúng là nữ tài đẳng cấp của Việt Nam nha”.

“Mình quen chị Ngân từ thời còn làm công ty cũ tới công ty mới này cũng chục năm rồi. Công ty hiện chỉ hợp tác với một nữ tài xế như chị.

Đặc thù công việc này là hay phải chạy đêm để sáng làm giấy tờ. Tài xế là nam có khi còn “phê” vì cực nhọc, thiếu ngủ mà chị vẫn máu lửa làm khỏe re, vui vẻ” – ông Thế Anh, trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Thế giới xe tải TP.HCM, nói về đồng nghiệp.