Chiếc xe đạp máy động cơ 2 thì Velosolex S4800 sản xuất từ năm 2010 tại Pháp, đến nay đã 13 năm tuổi nhưng vẫn có giá gần 40 triệu đồng, đắt ngang Honda Vision.
Chiếc xe đạp máy động cơ 2 thì Velosolex S4800 sản xuất từ năm 2010 tại Pháp từng làm mưa làm gió một thời nay lại có mức giá khó tin. Báo Vietnamnet mới đây có bài viết nhan đề: “Xe đạp máy Velosolex 4800 cũ 13 năm tuổi giá đắt ngang Honda Vision”. Nội dung cụ thể như sau:
Chiếc xe đạp máy động cơ 2 thì Velosolex S4800 sản xuất từ năm 2010 tại Pháp, đến nay đã 13 năm tuổi nhưng vẫn có giá gần 40 triệu đồng, đắt ngang Honda Vision.
Mới đây, anh Hoàng Long Nghĩa ở TP.HCM chào bán chiếc xe đạp máy động cơ 2 thì, Velosolex sản xuất từ năm 2010 với giá 39 triệu đồng, đắt ngang giá xe tay ga “hot” Honda Vision bản cao cấp nhất (39-41 triệu đồng).
Anh Nghĩa chia sẻ: “Ban đầu xe được một người anh Việt Kiều nhập về với giá 1.800 USD vào năm 2013. Đến nay anh ấy không chơi nữa nên bán lại cho tôi. Xe được sản xuất tại Pháp từ năm 2010 và hiện vẫn nguyên bản, ngoại hình gần như mới”.
Xe đạp máy Velosolex 4800 đã 13 năm tuổi giá đắt ngang Honda Vision.
Chiếc Velosolex anh Nghĩa chào bán thuộc phiên bản Black’n Roll S4800. Đây là một phiên bản hiện đại hóa của S3800. Dòng xe này được sản xuất trong khoảng thời gian từ 2007-2011. Theo anh Nghĩa, Velosolex nói chung và bản S4800 nói riêng là dòng xe đạp động cơ 2 thì.
Thiết kế nguyên bản còn rất mới.
Ðộng cơ xe là một khối kim loại cứng, hình ống, nhám để cọ xát vào lốp bánh xe trước để đẩy bánh xe đi, do vậy bánh xe trước phải luôn luôn bơm hơi căng cứng. Người sử dụng khởi động bằng cách đạp xe cho có trớn vài mét, xong đẩy bộ máy rời “ghi đông” để khối kim loại tròn ép sát với bánh xe làm bánh xe chuyển động.
Bình xăng con có sức chứa khoảng 1 lít rưỡi xăng pha dầu, đủ để chạy một quãng đường dài 100km. Khi hết nhiên liệu thì có thể kéo cần lên và sử dụng như một chiếc xe đạp bình thường.
Cận cảnh động cơ xe được gắn ở bánh trước.
Với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là những người sống tại Sài Gòn những năm 60 – 70 của thế kỷ trước, Solex thể hiện cho sự sang trọng, quý phái. Chiêc xe gắn liền với hình ảnh những cô nữ sinh đội nón lá, để tà áo bay bay trên đường phố.
Dòng xe này được ưa chuộng vì sự tiện dụng thiết kế thời trang. Dù vậy, Velosolex cũng còn khá nhiều khuyết điểm, ví dụ như chiếc xe này hoạt động khá t.ệ khi gặp mưa. Nguyên nhân chính là do động cơ của Velosolex có phần bugi phía bên ngoài nên khi bị ẩm do gặp mưa sẽ rất khó để kích nổ.
Ngoài ra phía đầu xe do chứa động cơ nên đầu xe rất nặng, rất khó để điều chỉnh phương hướng và lốp trước bắt buộc luôn phải bơm căng và kiểm tra hao mòn thường xuyên để có thể hoạt động một cách trơn tru.
Anh Nghĩa chia sẻ: “Hiện nay, số lượng xe Velosolex nguyên bản cực kỳ ít. Những người cất công tìm kiếm và mong muốn sở hữu chúng thường rất đam mê, và phải thực sự am hiểu dòng xe này”.
Velosolex được sản xuất trong thời kỳ Thế chiến II và bán trên thị trường vào năm 1946 đến năm 1988 tại Pháp. Sau khi Pháp ngừng sản xuất xe, mẫu xe được chuyển qua Trung Quốc và Hungary sản xuất nhưng rồi cũng đi vào quá khứ sau khi đã bán được hơn 7 triệu chiếc trên toàn thế giới.
Xe đạp Solex bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1950. Thời đó, xe Velosolex rất thịnh hành trong các thành phố của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn.
Báo Tri thức và Cuộc sống cũng đã có bài viết nói về chiếc xe cổ này với bài báo nhan đề: “Ngắm hậu duệ của xe VéloSolëX với đầy đủ sự “ng.ông c.uồng”. Nội dung cụ thể như sau:
Với ý muốn cuồng ngông và đậm dấu ấn cá nhân, hai “nhà bác học” đã kết hợp mọi thứ được cho là tốt nhất từ chiếc VeloSoleX để dựng nên một chiếc moped Bỉ mang tên L’Avenir, sở hữu đầy đủ công nghệ và chất xám. Chiếc xe 1967 L’Avenir 49cc hay còn gọi là Kermiskoerser chính là một phiên bản mới nhất của hãng Rook motorfietsen. Tại Hà Lan, chiếc xe còn có nghĩa là “Fun-fair Racer” – một chiếc xe đua cổ điển đích thực. Trong những năm 60 – 70, những chiếc xe moped khá phổ biến ở trên những con đường làng ở Flemish và Hà Lan.
Tại châu Âu thời điểm đó, moped trở thành cơn sốt thực sự, những câu lạc bộ đua Moped với những chuyến đi đường kéo dài bất tận. Theo sau đó là những câu chuyện khó tin: năm 1965, chiếc xe Moped 49 phân khối của hãng Kreidler đã đạt kỷ lục thế giới khi bánh xe đã quay đến vận tốc 223 km/h trong phòng thí nghiệm! Đây là dòng xe có lịch sử lâu dài nhưng giá trị hoài cổ của nó vẫn được khẳng định và trở thành mẫu vật minh chứng cho một chặng đường phát triển khoa học của loài người.
Hãng xe Rook Motorfietsen có một xưởng nhỏ đặt tại Vilvoorde, ở miền nam nước Bỉ. Xưởng xe độ này hoạt động từ năm 2000. Yves Noël và Wouter Bollen là hai nhân tố quan trọng của xưởng, đảm nhiệm mọi công đoạn sửa chữa, bảo dưỡng xe máy theo yêu cầu của khách hàng. Trước đây, Yves là thợ của Ford và bây giờ là người hướng dẫn cho những thương hiệu moped, đồng thời cũng chính là chủ nhân của những chiếc xe đạp “lai” xe máy này.
Đây là sản phẩm hội tụ tinh hoa, mang những nét đẹp nhất, tốt nhất từ các mẫu xe khác. Thậm chí, trên chiếc L’Avenir còn phảng phất tinh thần của một chiếc Cadillac. Đây là chiếc moped đầu tiên mà Yves Noël và Wouter Bollen tác động “tàn nhẫn” vào hiện thực của VeloSolex từ bộ phận của những chiếc xe khác.
Rook motorfietsen đã hoàn toàn thiết kế lại động cơ và tân trang lại bề ngoài. Để cải thiện kết cấu và hiệu suất động cơ, hãng đã gỡ bỏ xylanh hình trụ dài khoảng 1mm, căn lề cửa xả khí đốt và điều chỉnh tiếng máy nổ để tối ưu hóa quá trình đốt cháy áp suất.
Phong cách thiết kế phần khung dưới bình xăng tạo ấn tượng cho chiếc xe có sức hút mọi ánh mắt ngưỡng mộ. Nếu “bóc tách” nghĩa từ moped sẽ thấy đây là sự kết hợp của hai từ Motor và Pedals (bàn đạp), đồng nghĩa với việc L’Avenir được định nghĩa là chiếc xe đạp có tốc độ của “vòng quay” mô tơ.
Màu sơn cũ của khung xe và hệ thống treo được đánh bóng và phủ lên một lớp sơn mới.
Nhiều bộ phận của L’Avenir được làm thủ công bằng tay, cùng với kỹ thuật hàn cứng mang lại cho chiếc xe một cái nhìn ngọt ngào và cổ điển.
Hãng từng khẳng định, L’Avenir tượng trưng cho “tương lai” Pháp, là một trong những hình ảnh của sự sáng tạo, vinh danh các nhà sản xuất xe đạp ở Bỉ. Thời gian có thể phai màu nhưng chiếc L’Avenir là sự hồi sinh từ tro tàn bằng đam mê cháy bỏng của những người yêu sự phá cách.
Đâu đó thấp thoáng trên đường phố, trong góc bảo tàng hay tại một góc nhà bụi bặm nào đó, L’Avenir sẽ sớm trở thành mục đích săn tìm, ngưỡng mộ của những người yêu xe muốn lưu giữ một chút vết tích thời gian mang hơi thở hiện đại.