Lo lắng cho sự an toàn của học trò, cô giáo Quách Thị Bích Nụ ở huyện Đà Bắc, Hòa Bình, đã quyết định bán đi cặp bò vốn là của hồi môn, để đóng thuyền chở học sinh đến trường tìm con chữ.
Ở vùng rẻo cao huyện Đà Bắc (Hòa Bình), 18 năm qua cô giáo Quách Thị Bích Nụ vẫn đều đặn 5h30 sáng vượt sông, ngược dốc đưa đón nhiều thế hệ học sinh đến trường tìm con chữ.
Đều đặn 5h sáng mỗi ngày, cô Nụ tất bật chuẩn bị thuyền để đưa đón học trò đến trường (Ảnh: Nhung Nhung).
Cô giáo có gương mặt tròn, giọng nói vui tươi nhớ lại những ngày đầu đến trường vất vả. Sau vài năm vượt suối, con đò ban đầu ngày một trở nên xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Nhận thấy việc đưa đón các em học sinh sẽ không đảm bảo an toàn, năm 2011, sau khi bàn bạc và được sự đồng tình ủng hộ của gia đình, cô quyết định bán cặp bò vốn là của hồi môn để “đầu tư” nâng cấp thuyền và sử dụng đến nay.
Với số tiền bán bò được 15 triệu đồng, vợ chồng cô bỏ thêm 1 triệu đồng, rồi lên trung tâm huyện nhờ thợ đóng cho chiếc thuyền có gắn động cơ. Khi học sinh đông lên, cô đổi chiếc thuyền cho ông bà ngoại để lấy thuyền to hơn mới đủ chỗ cho các em ngồi.
Cô giáo Nụ cùng các em học sinh vượt sông Đà đến trường (Ảnh: NVCC).
Ngày nào cũng vậy, khi sương chưa tan thì cô Nụ đã tất bật chuẩn bị từ sớm để di chuyển đến điểm trường. Khi trả các em về với gia đình và trở về nhà bên kia sông thì trời đã gần về tối.
Muốn đến điểm Trường Mầm non Yên Hòa, huyện Đà Bắc, các em nhỏ phải di chuyển 2 chặng đường. Đi xe hoặc đi bộ ra bến sông, sau đó di chuyển trên sông bằng thuyền với 30 phút ngồi thuyền máy (qua 3km vùng lòng hồ sông Đà), sau đó lại đi xe máy ngược dốc chừng ấy thời gian nữa.
Ngày ngày, cô Nụ chỉ mong sao cho sóng yên gió lặng để con đường vượt sông đến trường của cô trò được thuận lợi. Bởi trong ký ức của cô Nụ, mỗi lần đi xe máy qua đường đèo để đến điểm trường dạy học, đường trơn, trượt tay lái, cô Nụ ngã nhào trầy xước hết mình.
Hay việc điều khiển thuyền cũng gặp khó khăn do áo mưa bùng nhùng, tầm nhìn bị hạn chế. Những trận gió to thốc lên từng đợt, đẩy con thuyền trôi tuột theo các hõm nước sâu.
Dưới cơn mưa, cô phải tập trung cao độ, căng mắt nhìn để cắt sóng, xử lý sao cho sóng không dạt vào làm ướt quần áo các em. Nhưng nhiều hôm, lên đến bờ, cô trò hầu như ướt hết cả nửa người dưới.
Vì thế, trong hành trang đi làm, đi học, ngoài sách, bút, cô Nụ và học sinh còn luôn chuẩn bị thêm một bộ quần áo để dự phòng.
Cô Nụ hồi tưởng lại những kỉ niệm trong quãng thời gian 18 năm ròng rã đưa trò vượt sông đến trường (Ảnh: Nhung Nhung).
Mấy nay thời tiết đã trở lạnh, sáng sớm sương muối giăng kín mặt sông nên việc đi lại cũng vất vả. Để tránh chậm trễ thời gian, cô Nụ tự đặt báo thức buổi sáng sớm hơn bình thường 30 phút, chèo thuyền ngược xuôi, lặn lội qua nhà đón từng em học sinh cho kịp giờ đến trường.
Bến thuyền còn cách điểm trường gần 3km nên hàng ngày cô Nụ gửi xe ở nhà người quen gần bến. Thuyền cập bến thì lại lấy xe máy chở các em đến trường.
Trong suốt 18 năm miệt mài “vượt sông” gieo chữ cho trẻ thơ, đã có không ít lần cô Nụ bật khóc bởi những khó khăn, thiệt thòi.
Thấy cô lọ mọ sớm hôm vừa quán xuyến công việc chăm trẻ, vừa tình nguyện chèo đò, đưa đón học sinh xóm Nhạp vất vả mà vẫn kiên trì đón từng em học sinh đến trường, anh Đồng, chồng cô Nụ hiền lành là vậy cũng phải gắt lên, bảo mệt quá thì nên nghỉ đi. Nhưng cô lại nài nỉ, nên anh chỉ dám giận dỗi một lúc rồi thôi.
Sáng sớm hôm sau, anh vẫn dậy sớm cùng vợ chuẩn bị đồ đạc, kiểm tra thuyền bè để cô kịp giờ đưa đón học sinh đến trường. Khó khăn là thế, nhưng gặp những học sinh nhỏ vùng cao cô Nụ thấy lòng thắt lòng, không muốn “bỏ cuộc”. Muốn các con được đi học để có tương lai tốt đẹp hơn, cô lại tự động viên mình và tự tìm cách để vượt qua những thách thức.
Nhờ chuyến đò ấy, con đường đến trường của những đứa trẻ vùng hồ đỡ gian nan, gập ghềnh. Mỗi chuyến đò rời bến lại thêm niềm hy vọng về một tương lai sẽ “nở hoa”.
Bằng cái tâm, nhiệt huyết của người dạy chữ, trong suốt 18 năm qua, hàng ngày cô Nụ vẫn âm thầm “chèo lái” từng con chữ gieo vào “lòng trẻ thơ”.
Cô Nụ cùng học trò trong tiết học mỹ thuật (Ảnh: Nhung Nhung).
“Tiếng cười giòn tan xua đi cảnh âm u tịch mịch của điểm trường lẻ đơn côi giữa núi rừng. Đối với tụi trẻ, thầy cô không chỉ là người dạy chữ mà còn như một người chị, người mẹ, một người biết tuốt để có thể giải đáp mọi thắc mắc của chúng”, cô Nụ nói.
Trên gương mặt đầy đặn, phúc hậu của cô Nụ dường như ánh lên niềm vui, niềm hạnh phúc khi kể về những chuyến đò của mình: “Niềm vui lớn nhất là chứng kiến các học sinh đi học hàng ngày, về nhà khỏe mạnh, cuối ngày lái thuyền đưa các em về nhà nhìn tụi nhỏ ê a học bài, hỏi bài nhau rồi cười hồn nhiên, mọi mệt mỏi dường như tan biến”.
Xóm Nhạp có gần 60% gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân sống rải rác bên các triền đồi ven bờ sông nên việc đi lại chủ yếu phải sử dụng thuyền. Có nhiều gia đình kinh tế còn eo hẹp, không có thuyền đi lại, nên việc học hành của các em nhỏ cũng trở nên khó khăn.
Vì vậy, việc cô Nụ hằng ngày cần mẫn đưa trẻ đến trường học chữ, chăm lo đầy đủ cho các em về dinh dưỡng, đời sống tinh thần… đã giúp các bậc phụ huynh thêm yên tâm, tin tưởng cậy nhờ cô Nụ chăm sóc trẻ thơ.
“Cô Nụ rất nhiệt tình, chăm sóc chu đáo đối với các cháu. Nhà tôi cách xa trường, hai vợ chồng cũng lo đi làm tối ngày nên không thể sát sao chăm lo cho việc ăn uống và đi lại của cháu. Sự hỗ trợ của cô Nụ đã giúp đỡ gia đình rất nhiều. Con cũng được ăn uống đầy đủ hơn, ngoan, nghe lời bố mẹ, thầy cô. Tôi rất biết ơn cô giáo”, chị Xa Thị Đính, một phụ huynh có con gái 3 tuổi đang học tại Trường Mầm non Yên Hòa, chia sẻ.
Việc đưa đón các em học sinh đi học là hoàn toàn tự nguyện, cô Nụ không yêu cầu gia đình các cháu đóng góp bất cứ thứ gì.
Thấm thoắt cũng đã 18 năm trôi qua, nhưng đối với cô giáo Quách Thị Bích Nụ luôn cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ về những chuyến đò của mình.
Từ giáo viên hợp đồng rồi được tín nhiệm là Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Ruộng, xã Đồng Ruộng đến tháng 2/2023 được điều chuyển, bổ nhiệm làm Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường mầm non Yên Hòa, xã Yên Hòa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, cô Nụ luôn tự nhủ lúc nào cũng phải coi học trò như con, cháu mình để chỉ bảo, dạy dỗ từng chút một.
Cô Nụ khẳng định sẽ tiếp tục chèo thuyền đưa học sinh đến lớp để không một em nhỏ nào bị bỏ lại phía sau (Ảnh: Nhung Nhung).
“18 năm qua, tôi không nhớ rõ mình đã đưa đón được bao nhiêu cháu, bao nhiêu chuyến đò; chỉ nhớ năm học ít nhất là đưa đón 2 cháu, năm nhiều nhất là 18 cháu. Tôi luôn coi những đứa trẻ ấy như người thân yêu của mình. Đến nay, việc đưa đón các cháu luôn được diễn ra an toàn và bảo đảm các cháu đến lớp kịp giờ học”, cô Nụ bày tỏ.
Cho dù ở bất cứ cương vị nào, là người giáo viên trực tiếp đảm nhiệm công tác chăm sóc giáo dục trẻ hay làm cán bộ quản lý, cô giáo Quách Thị Bích Nụ vẫn thể hiện được vai trò đầy trách nhiệm, không ngừng phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nhận xét về đồng nghiệp, cô Hà Thị Đính, giáo viên Trường Mầm non Yên Hòa cho biết: “Cô Nụ là người có năng lực quản lý, có tấm lòng nhân hậu, tâm huyết và không ngừng sáng tạo, luôn quan tâm đến công việc và đời sống của cán bộ giáo viên. Đặc biệt, cô luôn là người nêu gương cho cán bộ, giáo viên học tập, noi theo. Cô hết lòng vì trẻ thơ, luôn chia sẻ kinh nghiệm, đoàn kết và tận tình với đồng nghiệp và được phụ huynh tin tưởng, nể trọng”.
Cô Nụ vui vẻ nhận món quà do các em học sinh vẽ tặng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (Ảnh: Nhung Nhung).
Hành trình gắn bó với công tác “gieo chữ” của cô Nụ đã sang năm thứ 18 vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng khi được hỏi về ước mơ và nguyện vọng của bản thân, cô tâm sự: “Hạnh phúc, niềm vui lớn nhất của tôi là thấy các em được đến lớp, được nở nụ cười, được biết con chữ. Tôi sẽ chèo thuyền đưa các em đến lớp, kể cả sau này về hưu, nếu còn sức khỏe vẫn đồng hành cùng các con, làm hết sức mình để ươm mầm cho các em thơ”.
News
Kelly Clarkson and Jelly Roll show off their great chemistry in a new duet that deserves to be released as a studio track
Kelly Clarkson isn’t just okay with Jelly Roll’s hit “I Am Not Okay” — she’s thrilled. The 42-year-old chart-topping songbird teamed up with Jelly Roll, 39, for…
Exclυsive Kiм Kardashian was ‘rattled’ by savage BOOING at Toм Brady’s roast and felt ‘blindsided’ by crowd who threw Taylor Swift feυd in her face with brυtal chants of ‘ThanK yoυ aIMee’
Kim Kardashian đã bị che mắt bởi sự tiếp đón ‘tàn bạo’ mà cô nhận được khi chiếu trực tiếp Tom Brady trên Netflix, với việc ngôi…
Breaking: ABC’s CEO Has Finally Realized The Obvious: The View, an Aberration of Humanity
Breaking: ABC’s CEO Has Finally Realized The Obvious: The View, an Aberration of Humanity ABC’s CEO, Kim Williams, made a startling admission recently, declaring that the creation…
Jada Pinkett Smith and Jaden Smith use “hallucination drugs” right in the conversation on the red table
“It’s changed my life for the better,” Jada said. Jada Pinkett Smith and Jaden Smith are opening up about their personal experiences with psychedelic drugs. On Wednesday’s episode of Facebook…
Kylie Jenner, 15, looks older than her years in revealing outfit as she supports her friend Jaden Smith at After Earth premiere
She’s only fifteen years old, but she certainly didn’t look it on Wednesday. As Kylie Jenner attended the After Earth premiere at the Ziegfeld Theater in New…
Jaden Smith’s terrible secret has never been revealed
“When one thinks of Jaden Smith, the image of a cute young boy catapulted into stardom by the success of ‘The Karate Kid’ likely comes to mind….
End of content
No more pages to load